Đào tạo doanh nghiệp Hoa nhap cong dong Teambuiding teamwork

Dạy kỹ năng cho trẻ tự kỷ

Con đường huấn luyện trẻ tự kỷ thành nghệ sỹ, kỷ lục gia

Học phí: Liên hệ

 Con đường huấn luyện trẻ tự kỷ thành nghệ sỹ, kỷ lục gia
 

 “Trên thế giới, tỷ lệ trẻ được phát hiện và chẩn đoán tự kỷ cao một cách đáng kể. Ở Mỹ là 1 trên 68 (http://laodongxahoi.net/thuc-trang-benh-tu-ky-va-mot-so-dinh-huong-1304350.html). Trung bình tỷ lệ trẻ tự kỷ của thế giới là 1% dân số. Rõ ràng số trẻ tự kỷ ở Việt nam lớn hơn rất nhiều so với con số ước tính 200.000. Với tốc độ phát triển của Internet, smartphone & CMCN4, hoạt động tay chân và giao tiếp trực diện người với người càng ít đi, khả năng tự kỷ ngày càng lớn hơn rất nhanh. Đây là một thực trạng đáng báo động.

 

Với trẻ tự kỷ sau 6 tuổi, đặc biệt là lứa tuổi dậy thì, hiện nay trên thế giới chưa có phương pháp can thiệp hiệu quả. Làm thế nào để hòa nhập cộng đồng & định hướng nghề nghiệp cho các em?
Các phương pháp của Tâm Việt giúp trẻ tự kỷ 
“Trong đào tạo, không có phương pháp tốt, chỉ có phương pháp phù hợp nhất”.
I. 
Phương pháp bài tập tích hợp độ chính xác cao, tái cấu trúc lại hệ liên kết nơ ron
Nơ ron có tính dẻo. Muốn có hệ thần kinh vận động chuẩn mực, độ chính xác cao thì phải có bài tập phức hợp độ chính xác. Với người bình thường tập đã khó, với trẻ tự kỷ càng khó hơn gấp bội. Chúng tôi phân cơ thể thành 6 phần (như trong hình). Với bộ bài tập: đội chai, tung bóng, đứng thăng bằng trên con lăn, đi xe đạp 1 bánh giúp tác động lên từng khu vực cơ thể. Sau khi phân thân với từng bài tập đơn lẻ, chúng tôi tích hợp lại (kết hợp đồng thời nhiều bài tập)

1. Đội chai

Bệnh tật thường là do tâm loạn. Trẻ tự kỷ có khả năng tập trung rất thấp. Đội chai là phương pháp thiền động giúp trẻ tự kỉ rèn luyện sự tập trung cao độ. Mấu chốt khi tập cho trẻ tăng động là kiên tâm. Từ không cầm được chai đến cầm được, đưa được lên đầu, bỏ được tay ra. Sau thời gian luyện tập  bền bỉ, các con đội được 1 chai, 2 chai, rồi 3 chai

2. Tung bóng

Một trong các dấu hiệu của trẻ tự kỷ là không kiểm soát được đôi  tay, tay hoạt động rối loạn. Các em thường vận động tay không theo chủ đích, thậm chí còn không thể cầm nắm được đồ vật. Qua thực tiễn, quá trình rèn luyện tung bóng giúp các em có đôi tay, mắt linh hoạt hơn. Ban đầu từ tay không cầm được bóng hoặc tung loạn chiều. Sau đó đến tung 1 bóng lên cao, 1 bóng từ tay này sang tay kia. Rồi lên 2 bóng, 3, 4, 5 và đến… 10 bóng. Ở Việt Nam chỉ có 2 diễn viên xiếc chuyên nghiệp luyện 7 năm, tập huấn ở nước ngoài cũng chỉ tung được 7 bóng.

 

3.  Thăng bằng trên con lăn

 

Bài tập giúp chân năng động, cho các khớp cột sống linh hoạt, tập trung, tĩnh tâm. Điều quan trọng, bài tập này giúp rèn ý chí, lòng kiên trì.

Để giữ thăng bằng khi đứng trên con lăn với người bình thường đã khó, đối với trẻ tự kỷ độ khó gấp trăm. Đứng thăng bằng trên 1 con lăn đã khó, đứng thăng bằng trên 5 con lăn thì chỉ có diễn viên xiếc chuyên sâu rèn luyện lâu năm mới làm được.

Dạy kỹ năng cho trẻ tự kỷ


4. Xe đạp 1 bánh

 

Đi trên xe 2 bánh đã khó, rất ít người đi được xe 1 bánh vì phải rất tập trung, khéo léo… Đặc biệt ở đây là trẻ tự kỷ biết đi xe 1 bánh nhưng nhiều em chưa hề đi xe 2 bánh.

Dạy kỹ năng cho trẻ tự kỷ


 5. Bài tập tích hợp: Đội chai, tung bóng & thăng bằng trên con lăn hoặc xe đạp 1 bánh

 

Sau khi chia nhỏ - phân thân tập luyện các động tác, chúng tôi nhất thể tâm thế, tăng chuẩn và tích hợp các động tác.

 

Tích hợp kép:

-       Đứng con lăn - đội chai

-       Đứng con lăn - tung bóng

-       Tung bóng - đội chai

-       Đi xe đạp 1 bánh - đội chai

-       Đi xe đạp 1 bánh - tung bóng

Dạy kỹ năng cho trẻ tự kỷ

 

Tích hợp tam:

-       Đứng con lăn - tung bóng - đội chai

-       Đi xe đạp 1 bánh - đội chai - tung bóng.

Dạy kỹ năng cho trẻ tự kỷ

 

Từng bài tập độc lập đã vô cùng khó, kỳ công, kết hợp kép và tam thì độ khó không chỉ tăng gấp 2, gấp 3 mà là khó gấp 20, 30 lần. Thực tế, các diễn viên xiếc chuyên nghiệp cũng chỉ rèn luyện từng bài tập đơn.

 

Dịch chuyển tâm thế dịch chuyển hiền tài:

 

“Nhất dáng, nhì da, thứ 3 nét mặt”. Các em tự kỷ thường ngồi co ro chơi điện tử, nằm trong một tư thế rất kỳ quặc hoặc lên cơn chạy, cướp, đập phá… Với từng bài tập và nhất là kết hợp cả 3 bài tập thì các em ở trong một tâm thế rất đẹp: uyển chuyển, năng động, hướng thượng, tập trung cao độ, nhiệt huyết, phấn đấu hết mình. Nếu chỉ cho các em chơi các trò chơi đơn sơ thì chỉ giải phóng năng lượng, đỡ “lên cơn” chứ không hình thành được đường truyền ở hệ thần kinh trung ương, không thay đổi đáng kể hoạt động của các em. Tập liên tục tích hợp 3 bài tập hàng ngày, sau 6 tháng thói quen cốt trụ giúp các em từng bước hình thành tâm thế cốt trụ của một hiền tài!

 

6. Plank - chống tay tĩnh
 

 

Bài tập plank được thực hiện bằng cách giữ phần thân của cơ thể trên mặt đất theo một đường thẳng. Cái khó của bài tập là gây đau nhức toàn cơ thể. Người bình thường chỉ chịu được 30 giây. Huấn luyện để trẻ tự kỷ đạt trên 3 phút phải vô cùng công phu. Bài tập này được Tâm Việt thực hiện 2 lần/ngày.

Dạy kỹ năng cho trẻ tự kỷ

   II.  Các kết quả bước đầu

Trước khi đến với Tâm Việt, hầu hết các bạn tự kỷ đều đã trải qua nhiều phương pháp trị liệu khác nhau, qua nhiều trường học dành cho trẻ có nhu cầu đặc biệt. Một số gia đình còn đưa con đi điều trị tại nước ngoài, tìm đến các thầy cúng để giải phép, trừ tà, … nhưng không mang lại kết quả.

Đến với Tâm Việt, chỉ sau một tuần các em đều có những tiến bộ đáng kể. Sau thời gian đào tạo trên 1 năm tại Tâm Việt nhiều em đã có những biến chuyển đột phá. Khôi Nguyên là trường hợp điển hình. Em sinh năm 2001, là trẻ tự kỉ dạng “tăng động giảm tập trung”. Những ngày đầu mới đến, em chỉ biết chạy, la hét, giật đồ ăn, không biết cộng-trừ-nhân-chia, không phân biệt được thời gian,... Sau hơn 2 năm huấn luyện, Khôi Nguyên đã “lột xác” thành một con người hoàn toàn khác, không còn ai có thể nhận ra đó chính là Khôi Nguyên trước kia. Em biết ăn uống lịch sự, biết nói cảm ơn, xin lỗi, biết phân biệt thời gian sáng-chiều-tối,... Đặc biệt Nguyên đã thực hiện được rất nhiều bài tập khó mà diễn viên xiếc chuyên nghiệp được đào tạo 7 năm và tập huấn ở nước ngoài cũng không làm được: tung 9 bóng; đội chai đứng một chân trên 3 con lăn tung 7 bóng; đi xe đạp một bánh, đội chai tung 8 bóng, đứng trên 5 con lăn tung 8 bóng... Em đã xác lập kỷ lục Quốc gia. Theo chuyên gia xiếc, kỷ lục này xứng tầm kỷ lục thế giới.

Dạy kỹ năng cho trẻ tự kỷDạy kỹ năng cho trẻ tự kỷ

 

Nguyễn Đình Khánh Hưng - cậu học trò bé nhỏ, mặt mũi sáng sủa với cặp kính cận trông rất đáng yêu nhưng tay chân lúc nào cũng bứt rứt, nói lắp bắp, luôn gây gổ với mọi người. 7 tuổi nhưng Hưng không ăn cơm, ăn rau mà chỉ uống sữa milo, thỉnh thoảng ăn bún và một vài thứ bánh khác. Khi bắt ăn cơm, Hưng trở lên dữ tợn, gào thét, cào cấu, đạp cả vào người các cô giáo... Sau 3 tháng huấn luyện, em đã ăn cơm bình thường, nói rõ ràng. Có tật ắt có tài, Khánh Hưng đã được tôn vinh kỷ lục gia

    III. Tương lai nào cho em?

Phụ huynh cũng như xã hội lo lắng nhất đối với trẻ tự kỷ là tương lai của các em! Điều đặc biệt tại Tâm Việt là chúng tôi giáo dục cho các em tinh thần đồng đội. Các em luôn hỗ trợ nhau trong sinh hoạt cũng như tu luyện. Đầu tháng 7/2017, Tâm Việt cho các em đội tự kỷ cùng đi Học kì Sinh Tồn với các học sinh bình thường tại Chí Linh, Hải Dương. Cô Dung, giám đốc trung tâm …. Phải thốt lên “Tôi không ngờ là các bé tự kỷ còn kỷ luật hơn, tinh thần đồng đội tương trợ tốt hơn lớp học sinh bình thường”.

Dạy kỹ năng cho trẻ tự kỷ

 

Hợp đồng biểu diễn đầu tiên. “Hữu xạ tự nhiên hương” với những thành tích vượt trội,  tối 1.10.2017 các em được mời biểu diễn trong đêm “hội rằm trung thu” do FPT tổ chức.

Dạy kỹ năng cho trẻ tự kỷ

 

Điều ít ai ngờ tới là Khôi Nguyên không chỉ luyện tập giỏi mà còn giúp các bạn khác trong sinh hoạt cá nhân và tập luyện. Ngay cả Khánh Hưng tuy chỉ mới 7 tuổi nhưng cũng đã giúp các anh chị khác luyện tập. Khoa học kỹ thuật càng ngày càng tiến bộ. Nghiện game & nghiện internet ngày càng trầm trọng hơn. Tỷ lệ trẻ tự kỷ trên dân số thế giới ngày càng tăng nhanh. Đủ 18 tuổi, Khôi Nguyên, Khánh Hưng và các bạn khác nếu không đi biểu diễn thì ít nhất cũng là giảng viên hình mẫu của các trung tâm hòa nhập cộng đồng. Các em có trình độ kỹ thuật cao, lại có sự cảm thông sâu sắc với các bạn cùng hoàn cảnh chắc chắn sẽ là những huấn luyện viên tuyệt vời nhất cho các trung tâm tương tự như Tâm Việt. Ngoài ra các em có thể làm điều dưỡng viên cho những trung tâm người cao tuổi hoặc phục hồi chức năng sau chữa trị.

 

Bậc 4 trong nhu cầu con người của Maslow là tôn vinh, bậc 5 là tự thể hiện. Bậc 4 trong tháp nhu cầu con người của Anthony Robbins là được là người quan trọng, bậc 5 là tiến bộ, bậc 6 là cống hiến. Chưa đến 18 nhưng các em vô cùng tiến bộ, liên tục phấn đấu và cống hiến tài năng của mình cho xã hội. Đặc biệt, trong các lớp học của Tâm Việt (ngay cả các lớp đào tạo kỹ năng lãnh đạo cho các tập đoàn lớn) các em luôn là tấm gương điển hình về sự kiên tâm phấn đấu. Trẻ tự kỷ còn làm nên kỳ tích thì những người bình thường chỉ cần kiên tâm phấn đấu đều đạt được kỳ tích. Bình thường chúng ta chỉ kỳ vọng các em ở bậc 3 trong tháp nhu cầu – giao tiếp xã hội, hòa nhập cộng đồng. Ít người dám nghĩ tìm giải pháp tốt hơn để đẩy các em lên nhu cầu ở bậc cao nhất-được thể hiện. Giới hạn niềm tin chính là giới hạn giáo dục, đào tạo.


Khóa học liên quan

2 3 4 5 6 7