Sáng ngày 2.3.2023, tại Viện Nghiên Cứu Phát Triển Y Dược Cổ Truyền Việt Nam, Tiến sĩ Phan Quốc Việt, mà bạn bè quen biết vẫn hay gọi ông là Việt “Gàn”, đã được bổ nhiệm làm Phó Viện Trưởng. Là TS Toán Lý, lại theo dấn thân vào Tâm lý & Y học, sau nhiều năm đau đáu, cống hiến hết tâm lực với trẻ dậy thì tự kỷ nặng, đây chính là cột mốc “danh chính ngôn thuận” ghi nhận TS Phan Quốc Việt dấn thân nâng tầm nền Y Học Cổ Truyền Việt Nam. Ông cũng có một báo cáo ngắn về cơ sở khoa học và những kỳ tích huấn luyện trẻ dậy thì nặng thành kỷ lục gia.

Như là “định mệnh”, năm 2014, đúng 60 tuổi TS Phan Quốc Việt khởi nghiệp lần 2 đến với trẻ tự kỷ. Thấm nhuần phương châm “Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp”, “Cứu một mạng người phúc đẳng hà sa”, TS Phan Quốc Việt cùng môn đệ mày mò kiến tạo lối đi riêng. “Vui chơi mà chữa lành, chữa lành mà thành tài”. Cách tiếp cận khác hẳn với truyền thống: không dùng thuốc, không xâm lấn, chỉ tập luyện bằng các dụng cụ rẻ tiền, như bóng tennis đã qua sử dụng… với các bài tập tung hứng, luyện thăng bằng… Đến với Tâm Việt, chủ yếu là trẻ dậy thì, tự kỷ nặng, hung dữ, gia đình không thể quản lý nổi, khi đi tới các trung tâm khác bị trả về. Bố mẹ mang nặng đẻ đau, nuôi con bình thường tuổi dậy thì cực kỳ vất vả, thuê ôsin kèm cặp mà vẫn hư hỏng. Huấn luyện trẻ dậy thì tự kỷ nặng khác gì “bắt cóc bỏ đĩa”. Thế mà ông Đồ Nghệ lại huấn luyện “bắt cóc biểu diễn xiếc phức hợp trên đĩa”.

Ai cũng nói ông Việt đúng là “gàn” vì từ tiến sĩ Toán Lý, chuyển sang đào tạo kỹ năng sống rồi giờ lại lăn lộn ngày đêm với những đứa trẻ mà gia đình ngao ngán, các trung tâm chuyên biệt thì từ chối nhận, đã “gàn” nay còn “gàn” hơn. Cũng có người nói là ông bị “nghiệp quật”, sứ mệnh phải gắn với các cháu có hoàn cảnh đặc biệt đó và cũng chỉ có ông mới đủ yêu thương, kiên gan và quyết liệt để giúp các cháu đến cùng.

Ông luôn suy nghĩ, các cháu có kích động, hành vi như vậy hẳn là do cơ thể mất đi sự cân bằng và ở đâu đó bị bế tắc chưa được khai thông. Bài tập đầu tiên giúp các cháu cân bằng kết hợp vận động đó là tung hứng 3 quả bóng rồi đứng trên quả bóng gai khác hoặc đứng trên con lăn, đi xe đạp một bánh. Những bài tập vận động thăng bằng kết hợp với sự khéo léo của đôi tay đó quả thực đã giúp trẻ cân bằng hơn, năng lượng của trẻ được phân tán vào các bài tập sẽ giúp bớt tắc nghẽn, trẻ chuyển dần từ hành vi đập bàn ghế, tự đánh mình, lao đầu vào tường, hất đổ bàn ghế… sang tung bóng, đứng trên con lăn đi xe một bánh và hiền hòa hơn trong sinh hoạt hàng ngày. Trong quá trình đó, ông tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu về thần kinh, cơ chế hoạt động của bộ não, cách các nơron thần kinh làm việc và tạo nên mối liên kết trong não. Ông cũng quan sát đặc điểm riêng của từng trẻ để nhận biết điểm mấu chốt cần tác động giúp thỏa mãn nhu cầu và từ đó hướng trẻ đến những kỹ năng cần có. Cũng như cách mở đài, phải nắn dòng bắt tần số, khi đúng sóng thì đài sẽ phát thanh theo kênh mình muốn nghe, với từng trẻ cũng vậy, cần biết trẻ thích gì, ghét gì, có thế mạnh điểm yếu ra sao để có những tác động phù hợp. Cứ như vậy, ông Việt “gàn” cùng các cộng sự ở Tâm Việt cần mẫn đi trên con đường của mình từ năm này sang năm khác và đã giúp giảm nhẹ triệu chứng cho nhiều trẻ tự kỷ nặng, có hai cháu đã trở thành nghệ sĩ kỷ lục gia của Việt Nam và Châu Á là Khôi Nguyên và Khắc Hưng.

Bản thân ông Việt và cộng sự tại Tâm Việt đã được Hiệp hội Sáng chế và Sở hữu trí tuệ thế giới trao cho công trình “Kiến tạo hệ sinh thái thực chứng - Huấn luyện dịch chuyển người tự kỷ” 2 Huy chương vàng và giải Đặc biệt. Cũng trên hành trình gian nan đó không ít lần ông gặp phải nhiều “gạch đá” cùng bao gập gềnh thử thách, nhưng đến nay sau 9 năm kiên gan theo đuổi và không ngừng hoàn thiện phương pháp của mình, ông Việt “gàn” bị “nghiệp quật” đã có một số thành quả nhất định và cũng nhận được nhiều hợp lực hỗ trợ từ những chuyên gia đầu ngành.

Với vị trí Phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển Y Dược Cổ Truyền Việt Nam, thể hiện sự tin tưởng của Viện dành cho ông vì những nỗ lực hỗ trợ trẻ tự kỷ của mình. Đây cũng là một bước dịch chuyển mới, phương pháp “Thiền năng lượng rung động tinh tấn” của Tâm Việt có thể kết hợp với phương pháp hỗ trợ của Y học cổ truyền để giúp trẻ tự kỷ hoàn thiện khả năng giao tiếp, gia tăng nhận thức, ngôn ngữ để tự lập tự chủ hơn trong cuộc sống của mình.
Sau bài báo cáo ngắn về cơ sở khoa học của phương pháp mình đang áp dụng với trẻ tự kỷ cùng những kỳ tích mà phương pháp của ông và Tâm Việt đạt được, các chuyên gia có mặt trong buổi bổ nhiệm đều thể hiện sự thán phục và ngạc nhiên. Đặc biệt càng nể phục hơn nữa khi họ tận mắt chứng kiến nghệ sĩ, kỷ lục gia Nguyễn Khắc Hưng vừa hát vừa biểu diễn màn thăng bằng đứng trên bóng tạ thể lực 10kg, đội bóng tennis và tung 5 bóng tennis. Cháu Nguyễn Khắc Hưng bị tự kỷ nặng (thậm chí, trước khi đến Tâm Việt, Hưng không nói được), hoàn cảnh gia đình lại rất khó khăn (bố ốm đau, bệnh tật; mẹ vướng vòng lao lý từ khi cháu 2 tuổi) nhưng chỉ một thời gian ngắn đến với Tâm Việt, Nguyễn Khắc Hưng đã trở thành kỷ lục gia và không chỉ nói được, mà còn biết hát. Hiện nay, Nguyễn Khắc Hưng được mời biểu diễn ở nhiều nơi. Cháu đang là người truyền cảm hứng cho không chỉ là người khuyết tật, mà cả những người bình thường trong nỗ lực vượt khó để khẳng định bản thân mình.
Viện trưởng PGS.TS.BS.Đại tá Hồ Bá Do nhận xét:

“Trung tâm Tâm Việt chữa trị cho các cháu tự kỷ hoàn toàn không dùng thuốc Tây, thuốc Nam, không tác động xâm lấn, bấm huyệt mà trẻ tự kỷ hoàn toàn chủ động tập luyện vận động với kỹ năng tinh xảo như những nghệ sĩ xiếc chuyên nghiệp cao cấp. Đặc biệt hơn nữa, dụng cụ tập luyện chính chỉ là những quả bóng tennis cũ, đã qua sử dụng, có thể tập luyện ở bất cứ đâu, không cần diện tích sân bãi. TS Phan Quốc Việt là TS Toán Lý tiếp thu kiến thức mới từ thế giới, đặc biệt giải Nobel Vật Lý 2022 - Liên đới lượng tử để áp dụng điều trị trẻ tự kỷ. Gần đây em Nguyễn Khắc Hưng xác lập kỷ lục Việt Nam và được các NSND xiếc thán phục.
Theo tôi có những phương pháp chữa trị mà chúng ta chưa giải thích được cơ chế nhưng chúng ta phải chấp nhận hiệu quả của nó và ủng hộ phát triển chứ không nên phản bác, áp đặt, trù úm. Đối với bệnh đặc biệt cần phương pháp tiếp cận đặc biệt, hội chứng tự kỷ ngày càng gây hậu quả nặng nề cho cuộc sống của trẻ và gia đình cũng như xã hội. Hiện nay y học thế giới còn bó tay, phương pháp của Tâm Việt vận dụng y học cổ truyền, thiền rung động, năng lượng tâm linh rất hiệu quả. Tôi hoàn toàn ủng hộ, đề nghị các nhà khoa học ghi nhận, nghiên cứu, bổ sung, tạo hướng đi mới cho y học cổ truyền Việt Nam và nhân rộng ra thế giới. Hướng đi này tập trung vào “bổ để tả” - tự rèn luyện, nâng cao sức khỏe toàn diện, luyện tài để trừ tật một cách triệt để, chứ không chỉ thụ động “đau đâu chữa đấy”.
Chủ tịch Viện Nghiên Cứu Phát Triển Y Dược Cổ Truyền Việt Nam, Phùng Tuấn Giang cũng chia sẻ rằng ông thấy những kết quả mà Tâm Việt làm được rất tích cực, ông hứa sẽ cùng tiến sĩ Phan Quốc Việt nghiên cứu chuyên sâu hơn để phát triển và nhân rộng phương pháp của ông đến với trẻ tự kỷ trong và ngoài nước.
Chắn chắn với bước dịch chuyển mới này, Tiến sĩ Phan Quốc Việt cũng như Tâm Việt sẽ vững tin và mạnh mẽ hơn trên con đường giúp người, giúp đời của mình. Những hợp lực tốt đang đến với Tâm Việt, đây thực sự là một tin tốt lành mang đến nhiều hy vọng cho các gia đình có con bị tự kỷ nặng ở Việt Nam.